Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21

Nike, adidas, Reebok và Asics được cho là những người khổng lồ cống hiến nhiều nhất cho nền văn hóa “sát mặt đất.”.

Công nghệ đột phá nhất làng sneakers thế giới, từng thuộc về bộ đế waffle của Nike vào những năm 1970s. Đến nay, chúng ta đã có sneakers in 4D và công nghệ tự động thắt dây (auto-lacing).
Theo Highsnobiety, một trong những công nghệ sneakers đột phá nhất trong lịch sử đến từ những ông lớn trong ngành công nghiệp sportwear, bao gồm Nike, adidas, Reebok và Asics.

via GIPHY
Cùng với sự chuyển mình của công nghệ, nền văn hóa “sát mặt đất” cũng được hưởng lợi và có nhiều đột phá về bộ đệm cũng như được tích hợp linh kiện điện tử. Cùng khám phá 11 công nghệ sneakers đã góp phần tạo nên ngành công nghiệp giày thể thao của thế kỷ 21:

1.Nike Waffle trainer (1973)

11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 1.
Bill Bowerman – Nhà phát minh kiêm nhà sáng lập của gã khổng lồ Nike, đã cho ra đời đôi giày chạy huyền thoại “Nike Waffle Trainer” nhờ khuôn làm bánh quế.
Vào năm 1971, Bowerman đã nảy ra ý tưởng đổi mới các sản phẩm giày dép bằng cách tạo ra các rãnh trên đế giày để tăng độ bám và ổn định khi ông và vợ ông đang làm bánh quế cho bữa sáng.
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 2.
Ý tưởng này đã dẫn đến sự ra đời của dòng sản phẩm “Nike Waffle Trainer”. Sản phẩm được cấp bằng sáng chế vào năm 1974. Loại đế “waffle” với những rãnh nhỏ đã thay đổi và ảnh hưởng vĩnh viễn lên nhiều thiết kế của Nike cho tới hiện tại.

2.Nike Air Tailwind (1979) – Đánh dấu lần đầu tiên bộ đệm Air đến với thế giới

11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 3.
Nike giới thiệu công nghệ Air lần đầu tại cuộc thi marathon tổ chức ở Honolulu vào tháng 12 năm 1978. Lúc bấy giờ, bộ đệm Air vẫn được giấu toàn bộ ở trên trong đế do ngại vấp phải ý kiến phản đối vì cảm giác chưa thật sự vững chãi. Tuy nhiên Nike Air ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng đến từ các vận động viên.
Nike Air Tailwind (1979) được vô số ‘runner’ thời kỳ đó đánh giá là tuyệt hảo, nhẹ và giảm chấn tốt hơn hẳn những dòng giày marathon cùng thời.

3.Tại Olympic Los Angeles 1984, adidas lần đầu hé lộ Micropacer, mẫu “smart-shoes” được tích hợp công nghệ máy tính đầu tiên trên thế giới

11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 4.
Vâng, đôi smart-shoes đầu tiên trên thế giới đã 35 năm tuổi!
Micropacer được adidas lần đầu giới thiệu tại Olympic Los Angeles 1984, nó được tích hợp 1 bộ đếm điện tử có thể ghi lại quãng đường đã chạy. Ngày nay, Micropacer vẫn là đôi giày mà những retro-head tìm kiếm, tuy nhiên bộ đếm khoảng cách đã bị bỏ từ lâu.
Còn “người anh em xa” smart-shoes khác, Puma RS, lại ra đời vào năm 1986, khiến cuộc chiến giày công nghệ giữa các ông lớn trở nên nóng sốt hơn, dù thị trường dành cho phân khúc này hãy còn ảm đạm.
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 5.

4.Giữa những năm 1980s, adidas tiếp tục giới thiệu Torsion System – công nghệ cho phép phần trước – sau của bàn chân vận động riêng rẽ

11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 6.
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 7.
Torsion System- công nghệ cho phép phần trước và sau bàn chân của người mang EQT có thể hoạt động tách biệt, hỗ trợ tiếp đất cho lòng bàn chân
Ở thời điểm quyết định “đánh hay hòa” trước các đối thủ nặng ký của adidas vào năm 1989, CEO René Jäggi đã mời Peter Moore và Rob Strasser (hai quản lý cũ đã rời khỏi Nike) tới thăm adidas.
Những quản lý cũ của Nike đã nhìn ra điểm cốt lõi, tương đồng cách tiếp cận sáng tạo của Adi Dassler – triết lý của ông về công nghiệp giày dép, cũng như sự gần gũi và thấu hiểu nhu cầu của các vận động viên. Moore và Strasser đề nghị đổi mới cách tiếp cận của Dassler, và phát triển dòng sản phẩm mới với tên gọi “adidas Equipment”.
Bộ đôi này (Moore và Strasser) mong muốn tạo ra một bộ phận mới của sneaker mà chịu ảnh hưởng lớn từ cung cách làm việc của nhà sáng lập Adi Dassler, trong việc tạo điểm nhấn với sự đơn giản, dựa trên hiệu quả và thiết thực. Một cách tổng thể, EQT tập trung vào dãy sản phẩm giày nghiêm túc và quần áo, kết nối với tất cả các môn thể thao mà bạn có thể tưởng tượng được vào thời kỳ đó: chạy bộ, bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá và cả đấu kiếm.
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 8.
Ngay từ ban đầu, quá trình thiết kế EQT có xu hướng loại bỏ hơn là duy trì những giá trị cũ. Dòng sản phẩm này được đổi mới về mọi mặt, từ chất liệu cho tới những công nghệ mang tính đột phá.
Strasser và Moore giới thiệu công nghệ Torsion với thế giới, cho phép phần trước và sau bàn chân của người mang EQT có thể hoạt động tách biệt, bên cạnh một hệ thống hỗ trợ tiếp đất cho lòng bàn chân (arch support), ba dải mềm dẻo tượng trưng cho logo adidas, kết nối từ đế lên mu bàn chân, tạo sự chắc chắn chưa từng có.
Đến thời điểm hiện tại, adidas không bỏ rơi Torsion mà ngược lại, đã áp dụng triệt để công nghệ ổn định này vào nhiều dòng giày adidas Originals và Performance, đặc biệt là những phiên bản mang bộ đệm BOOST.

5.Cũng vào năm 1989, Reebok ra mắt công nghệ PUMP – hệ thống túi khí có thể bơm căng để đôi giày ‘fit’ hoàn hảo với bàn chân

11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 9.
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 10.
Đúng như tên gọi, công nghệ PUMP của Reebok là hệ thống túi khi được tích hợp trong thân giày (upper). Khi bơm căng, nó bó chặt vào bàn chân giúp người mang có độ vừa vặn tối đa mà không bị cấn, đau nhức.
Khi muốn tháo giày ra, chỉ cần nhấn vào van xả để hệ thống túi khí xẹp xuống. PUMP là một trong những công nghệ mà Reebok vẫn áp dụng triệt để vào những dòng giày tập luyện.
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 11.

6.Không lâu sau, Asics GEL ra đời và đánh dấu bước tiến mới trong công nghệ bộ đệm sneakers

11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 12.
Slogan “đá đểu” Nike của Asics GEL: “Người chạy bộ nghiêm túc sẽ không xỏ chân vào không khí”
Kỳ thực, có nhiều công nghệ bộ đệm na ná nhau về nguyên lý hoạt động nhưng được marketing để người dùng hiểu nhầm.
Tuy nhiên, khó mà lật đổ được công nghệ GEL của Asics. Đây là thương hiệu sportwear đầu tiên trên thế giới tích hợp gel vào bộ đệm, tạo ra khả năng giảm chấn và phản hồi lực tuyệt vời.
Trong lần đầu ra mắt, Asics đã chứng minh sự thần kỳ của GEL khi thả quả trứng từ tầng 2 xuống miếng gel mà nó không vỡ. Từ đó đến nay, Asics đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc với series GEL-Lyte, GEL-Nimbus, GEL-Quantum, HyperGEL…

7.Flyknit – công nghệ dệt thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp sneakers của Nike

11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 13.
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 14.
Đỉnh cao của công nghệ cũng như là bước đi đầu trong việc áp dụng công nghệ dệt Flyknit vào giày thể thao của Nike, với chất liệu sợi dệt có độ co giãn cực tốt, đồng thời là thiết kế cực kỳ thoáng mát, khiến cho đôi giày trở nên mềm mại, vừa có độ ôm chân vừa phải mà vẫn chắc chắn. Đây chính là một trong những “mãnh tướng” giúp Nike đối chọi với Primeknit đến từ adidas hay Reebok Ultraknit.

8.adidas BOOST, công nghệ bộ đệm nắm giữ ngôi vị “êm nhất thế giới” từ năm 2013

Vào tháng 2/2013, lần đầu tiên adidas giới thiệu BOOST, một công nghệ bộ đệm hiện đại bậc nhất giúp adidas dần vực dậy vị trí của mình trước những đối thủ “truyền kiếp”.
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 15.
Nhưng không phải ai cũng biết rằng, adidas không phát minh ra BOOST. Công nghệ này ban đầu do công ty hóa chất BASF (Badische Anilin & Soda-Fabrik) có trụ sở tại Đức phát minh. Và adidas đã nhanh tay “xí” được công nghệ này bằng rất rất nhiều tiền.
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 16.
adidas Energy BOOST
Ban đầu, BOOST chỉ được trang bị trên các phiên bản giày chạy bộ ở phân khúc cao cấp. Dù rằng êm ái, mềm mại, đàn hồi tốt nhưng ở thời điểm đó BOOST chưa ngay lập tức nhận được phản hồi tích cực. Lúc đó, khách hàng chỉ muốn một bộ đệm mỏng, nhẹ, sao cho có cảm giác như “đi chân đất”.
Tuy vậy, chẳng mất quá nhiều thời gian để BOOST chứng tỏ được sức mạnh của mình. Thế giới dần dang tay đón nhận công nghệ mới mẻ này và khẳng định rằng đây là bộ đệm có hiệu năng tốt nhất hiện giờ.
Đây là một nước cờ mạnh mẽ của adidas, đưa thương hiệu “ba vạch” trở lại đúng tầm cao của mình sau nhiều năm tháng “ngậm ngùi” trước sự thống trị của Nike.

9.Lắng nghe môi trường, adidas bắt đầu sử dụng vật liệu tái chế để gia công giày từ năm 2015 với dự án adidas x Parley for the Oceans

11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 17.
Xu hướng toàn cầu của các nhà sản xuất nói chung, chính là nguyên tắc bền vững.
Là một trong những thương hiệu đầu tiên thấu hiểu điều này, adidas đã bắt tay với nhiều tổ chức vì môi trường để thu gom rác thải đại dương, cho chúng cuộc đời mới trên những đôi giày thể thao.
Tuy nhiên, một số mẫu sneakers sử dụng nguyên liệu tái chế của adidas đã vấp phải tranh cãi khi sản xuất số lượng có hạn, đã thế lại khá đắt: Từ 160 – 200 USD/đôi.
Nike viễn tưởng hóa công nghiệp sneakers với công nghệ tự thắt dây (auto-lacing)
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 18.
Như bước ra từ bộ phim kinh điển Back to the Future, công nghệ auto-lacing được Nike tích hợp vào mẫu giày HyperAdapt và giới thiệu đến đông đảo công chúng trong sự kiện Nike’s Innovation được tổ chức vào tháng 3/2016. Được phát hành chính thức với số lượng giới hạn (khoảng 1000 đôi) tại cửa hàng Nike SoHo và Nike+ Clubhouse tại thành phố New York vào 17/12/2017.

11.Đến năm 2019, Nike tiếp tục khiến người yêu giày bất ngờ với Nike Adapt BB

“Hãy nói lời tạm biệt với dây giày,”Michael Donaghu, giám đốc đổi mới mảng giày dép toàn cầu của Nike, dõng dạc nói trước các phương tiện truyền thông cũng như những người có ảnh hưởng từ sân khấu ở trụ sở New York.
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 19.
Michael Donaghu
Câu nói của ông là lời mở đầu để hé lộ Nike Adapt BB, phiên bản nâng cấp của mẫu giày tự thắt dây Hyperadapt 1.0 từng ra mắt 2 năm về trước. Adapt BB tập trung vào hiệu năng và phù hợp với người tiêu dùng nói chung.
“BB” viết tắt cho “Basket Ball” (bóng rổ), nó được tạo ra để bạn nhập cuộc ngay lập tức. Donaghu cho hay, Adapt BB chú trọng hoàn toàn vào độ “fit” với bàn chân, điều mà những hảo thủ hàng đầu cực kỳ quan tâm.
Quan trọng hơn, nếu như Hyperadapt 1.0 được điều khiển hoàn toàn bởi các nút bấm vật lý ở cạnh giày thì Adapt BB dùng ứng dụng đi kèm để thay đổi độ “fit” trong phút mốt, cho phép tăng thêm 40% độ “lockdown” (khóa) khi mang vào chân.
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 20.
Nike Adapt BB và ứng dụng đồng hành để kiểm soát độ vừa vặn khi lên chân
Adapt BB nhắm trực tiếp vào người chơi bóng rổ nói chung. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Matt Powell đến từ NPD thì thị trường có vẻ tiềm năng này đang thu nhỏ lại. Nhiều người đã mất hứng thú với bóng rổ và ít quan tâm đến môn thể thao này, Powell đã tweet. Theo dự đoán chung, doanh số sneakers để chơi bóng rổ sẽ giảm đi trông thấy trong năm nay.
Adapt BB đủ thông minh để thích ứng với chân người mang chỉ bằng 1 nút bấm. Ứng dụng cũng cho phép người dùng thay đổi chấm đôi phát sáng trên đế giữa (midsole) thành 14 màu khác nhau.
Tuy nhiên, Adapt BB lại gặp nhiều vấn đề khi kết nối với smartphone android…

11.Mong muốn thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp sneakers với công nghệ 4D của adidas

11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 21.
Được hứa hẹn sẽ là “mẫu giày có thể thay đổi shoegame” (dẫn lời của Andy Chiu – Giám đốc của adidas Originals), Futurecraft 4D sẽ được ra mắt ở New York thông qua hệ thống bán lẻ hợp tác với adidas Consortium như KITH, Packer và SNS với giá 300 USD (gần 7 triệu đồng).
Trong khi bộ đệm BOOST trứ danh của adidas mang đến sự mềm mại, êm ái tuyệt vời thì Futurecraft 4D lại đem đến sự hỗ trợ, bền bỉ, đáp ứng chuẩn xác nhu cầu vận động của mỗi bàn chân dù có trọng lượng nhẹ. Những ưu điểm của bộ đế đến từ công nghệDigital Light Synthesis(tổng hợp ánh sáng kỹ thuật số). Phương pháp đặc biệt này sử dụng một máy chiếu ánh sáng đặc biệt, thấu kính thẩm thấu oxy, nhựa ở dạng dung dịch… để tạo ra những hình thù như mong muốn.
– Phần thân giày (upper) làm từ chất liệu Primeknit theo thiết kếsock-like, loại sợi dệt đàn hồi với hiệu năng cực tốt của adidas, đem đến sự tối giản, liền mạch và hạn chế tối đa đường kim mũi chỉ trên thân giày.
– Đế ngoài sử dụng cao su của hãng Continental, đảm bảo sự bền bỉ, chống trơn trượt cho adidas Futurecraft 4D trước những bề mặt và môi trường khắc nghiệt nhất.
11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 - Ảnh 22.
(Tổng hợp) genk.vn
Bài viết 11 công nghệ đột phá góp phần tạo nên ngành công nghiệp sneakers của thế kỷ 21 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày ANHVIENSHOP.


from WordPress http://bit.ly/2H6DP7X

0 coment rios:

Đăng nhận xét