Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

5 chấn thương khi chạy bộ và cách cấp cứu

Chắc chắn bạn đồng ý khi tôi nói rằng chạy bộ là cách rèn luyện sức khỏe khá an toàn.
Nhưng khi bạn chạy không đúng cách thì vẫn gặp phải nhiều chấn thương không mong muốn.


Vậy làm thế nào để bạn phát hiện và xử lý các chấn thương này?
Những gì bạn cần làm là thực hiện những bước theo hướng dẫn sau.
Trong bài viết này tôi sẽ chỉ cho bạn 5 chấn thương khi chạy bộ và cách cấp cứu.
Nếu bạn muốn biết nhiều hơn tất cả những gì bạn cần phải làm là đọc tiếp phần bên dưới.

via GIPHY

1. Đau gân cẳng chân

Vận động viên chuyên nghiệp vẫn khó có thể tránh khỏi tình trạng bị đau gân cẳng chân.
Nếu bạn cảm thấy đau nhói ở khu vực xương chày khi chạy, bạn có nguy cơ cao bị đau gân cẳng chân.
Tình trạng bệnh sẽ trở nặng theo thời gian nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, thậm chí khiến bạn khó có thể vận động5 chấn thương phổ biến khi chạy bộ và bí quyết phòng tránh - BlogAnChoi

Cách điều trị

  • Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động liên quan đến chạy, nhảy cho đến khi chấn thương khỏi hẳn.
  • Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau và giảm viêm, sưng.5 chấn thương phổ biến khi chạy bộ và bí quyết phòng tránh - BlogAnChoi
  • Băng bó vùng xương cẳng chân bằng gạc để giảm sự khó chịu do cơn đau gây ra.
  • Bạn cần kê chân lên cao khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, chú ý nhất là vào ban đêm.
  • Đến trực tiếp gặp bác sỹ nếu trường hợp đau không thuyên giảm.

via GIPHY

2. Bong gân mắt cá chân

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương bong gân mắt cá chân khi chạy thường là do bạn tập luyện ở nơi có bề gặp gồ ghề, dễ trơn trượt hay do cách chạy sai.
Tình trạng này xảy ra khiến cho các dây chằng bên ngoài mắt cá chân bị kéo dãn và tổn thương và gây ra hiện tượng bầm tím, đau nhức.5 chấn thương phổ biến khi chạy bộ và bí quyết phòng tránh - BlogAnChoi

Cách điều trị

  • Để mắt cá chân ở trạng thái được nghỉ ngơi.
  • Chườm đá lên mắt cá chân để giảm sưng và đau.
  • Quấn băng vùng khớp cổ chân và nâng mắt cá chân lên cao hơn tim.
  • Bạn nên đến ngay bệnh viện để chụp X-quang và xử lý tổn thương để phòng chống viêm nhiễm.

via GIPHY

3. Đau gân gót chân

Gân gót chân là bộ phận nối giữa bắp chân và phía sau gót.
Đau gân gót chân là hiện tượng do gân bị chèn ép nhiều lần và gây ra tình trạng sưng viêm.
Đặc biệt, những người khi chạy bộ quá sức rất dễ gặp phải chấn thương này.
Nguyên nhân dẫn đến chấn thương này có thể là do bạn chạy chưa đúng cách hoặc đi giày không vừa chân.5 chấn thương phổ biến khi chạy bộ và bí quyết phòng tránh - BlogAnChoi

Cách điều trị

  • Dùng cách chườm đá để giảm đau nhanh chóng.5 chấn thương phổ biến khi chạy bộ và bí quyết phòng tránh - BlogAnChoi
  • Sử dụng băng quấn đàn hồi (băng thun).
  • Áp dụng những bài tập massage gót chân sẽ giúp giảm cơn đau đáng kể.
  • Gặp trực tiếp bác sỹ để có thể châm cứu giúp giảm đau gân gót chân.

via GIPHY

4. Chấn thương đầu gối

Đau xương bánh chè là loại chấn thương đầu gối thường gặp nhất. Khi bạn vận động quá sức khiến xương bánh chè bị tổn thương và nhanh thoái hoá. Đặc biệt, chấn thương đầu gối xảy ra phổ biến do quá trình chạy bộ không hợp lý.5 chấn thương phổ biến khi chạy bộ và bí quyết phòng tránh - BlogAnChoi

Cách điều trị

  • Hạn chế các hoạt động như đi cầu thang, ngồi xổm hay ngồi gập gối.
  • Lấy khăn gói đá và chườm khoảng 20 phút để giảm đau.
  • Với trường hợp nặng bị gãy xương bánh chè thì cần nẹp cố định tạm thời và đến ngay chuyên khoa xương khớp để có thể được điều trị kịp thời.

via GIPHY

5. Phồng rộp chân

Phồng rộp chân xảy ra khi bạn đi giày không vừa chân, đi bộ đường dài hoặc chạy bộ làm chân cọ sát với giày quá nhiều gây ra tổn thương.
Các triệu chứng điển hình khi bị phồng rộp chân như hiện tượng sưng viêm đỏ, mềm và có bọng nước.5 chấn thương phổ biến khi chạy bộ và bí quyết phòng tránh - BlogAnChoi

Cách điều trị

  • Băng vết phồng bằng băng gạc y tế để giảm kích ứng và nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem vaseline.
  • Đi thêm tất và giày rộng để giảm ma sát với vết phồng.
  • Bạn nên để cho lớp da trên vết phồng tự bong ra, tránh chạm vào vết phồng rộp khỏi bị vỡ sớm.

via GIPHY

Bí quyết giúp phòng tránh chấn thương khi chạy bộ

  • Khởi động kỹ trước khi tập 5 phút.
  • Đề ra kế hoạch luyện tập chạy bộ đúng cách và phù hợp với thể trạng sức khoẻ của bạn.
  • Kết hợp tập luyện xen kẽ các bộ môn thể thao khác.5 chấn thương phổ biến khi chạy bộ và bí quyết phòng tránh - BlogAnChoi
  • Lựa chọn đôi giày phù hợp, nên lớn chân một chút. Bạn có thể chọn giày tại đây
  • Chọn không gian tập phù hợp, tránh nơi gồ ghề và dễ trơn trượt.
  • Hãy chú ý kiểm tra thời tiết trước khi chạy bộ.
  • Chú ý đến những triệu chứng đau nhức của cơ thể để có biện pháp nghỉ ngơi và điều trị hợp lý nhất.
  • Luôn chuẩn bị sẵn băng gạc y tế mang theo bên mình để phòng trừ trường hợp ngoài ý muốn.
Bài viết 5 chấn thương khi chạy bộ và cách cấp cứu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày ANHVIENSHOP.


from WordPress http://bit.ly/2QqGEnz

0 coment rios:

Đăng nhận xét