Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

[883] Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu xem dấu hiệu nào ở trẻ giúp các bạn nhận biết con mình đã sẵn sàng cho việc ăn dặm cũng như mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn dặm

Mau thuc don an dam cho be 6 thang 1

Những gì con của bạn ăn sẽ giúp ích cho sự tăng trưởng và phát triển của bé, và đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tương lai. Có một vài bước đơn giản mà các bạn có thể làm để đảm bảo em bé của bạn nhận được đúng và đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Mỗi bé có một thời điểm thích hợp để bắt đầu ăn dặm khác nhau, nhưng hầu hết các bé đã sẵn sàng để ăn món ăn mới (còn gọi thức ăn đặc khác với sữa công thức hoặc sữa mẹ) được bổ sung vào chế độ ăn của bé khi bé từ 4 đến 6 tháng tuổi. Để trẻ bắt đầu thức ăn đặc, con của bạn nên có khả năng:

  • Ngồi với sự hỗ trợ của người lớn.
  • Đầu của trẻ phải quay qua quay lại được khi ẵm đứng hoặc khi bé ngồi.
  • Không còn có một phản xạ phun ra (hoặc lưỡi đẩy khi một vật chạm đến miệng).

Hiện nay khoa học chưa chứng minh được việc cho trẻ ăn dặm sớm có mang lại lợi ích gì hay không. Nhưng có những rủi ro có thể xảy ra khi đưa thức ăn đặc vào chế độ ăn uống của bé nếu bé không sẵn sàng. Chẳng hạn như trẻ vô tình hít thức ăn vào phổi, và phát triển các bệnh dị ứng, bệnh chàm và hen suyễn.

>> Xem thêm: Nên Dùng Vitamin Tổng Hợp Nào Cho Trẻ Biếng Ăn, Suy Dinh Dưỡng

Nên cho trẻ ăn gì khi chúng đã sẵn sàng ăn dặm?

Không có một công thức chung nào áp dụng cho tất cả các bé khi bắt đầu ăn dặm. Nhưng hầu hết các chuyên gia đồng ý một vài điểm chính.

  • Đối với thực phẩm đầu tiên của bé. Chỉ sử dụng một thành phần thực phẩm (chẳng hạn như ngũ cốc, gạo). Tránh các loại thực phẩm có các chất phụ gia như muối hoặc đường.
  • Chỉ thay đổi một món ăn mới tại một thời điểm. Và cho phép từ 3 đến 5 ngày trước khi giới thiệu thực phẩm khác. Điều này sẽ cho phép bạn xem con của bạn có bất kỳ sự không dung nạp thức ăn nào không (tiêu chảy, nôn, phát ban da). Liên hệ với bác sĩ của bạn nếu có điều này xảy ra.
  • Lắng nghe em bé: trẻ sơ sinh có khả năng để điều chỉnh. Bé cần phải ăn bao nhiêu vốn đã được xây dựng từ bên trong. Đừng ép bé ăn khi bé đã no hoặc hạn chế thức ăn của bé khi bé đang đói.
  • Không được ngưng cho bú hoặc ngưng sữa công thức, 90% các chất dinh dưỡng quan trọng của em bé đến từ các nguồn này. Các loại thức ăn đặc, cho đến bây giờ, chỉ là để giúp bé học cách để ăn.

Cho ăn ở độ tuổi từ 4 đến 6 tháng:

  • Gạo ngũ cốc tăng cường chất sắt. Thường được sử dụng làm thức ăn đầu tiên của em bé, vì nó dễ tiêu hóa.
    Ngũ cốc (và các thực phẩm khác) nên được trộn lẫn đến mức độ đồng nhất như sữa (một chất lỏng hơi đặc) và được cho ăn bằng thìa.
  • Sau khi thử nghiệm nhiều ngũ cốc. Bạn có thể cho ăn các loại rau và hoa quả nghiền như bí, chuối, khoai tây và táo xay nhuyễn.
  • Cuối cùng, thêm thịt xay nhuyễn và các loại protein.
  • Không nên cho một em bé trước 6 tháng tuổi uống nước ép trái cây. Sau 6 tháng tuổi, chỉ cho uống nước ép trái cây 100% và giới hạn 120ml một ngày.

Cho ăn ở độ tuổi từ 8 đến 10 tháng:

  • Vào thời điểm này, em bé đang phát triển các kỹ năng mới như ngồi mà không có sự trợ giúp của người lớn, nắm và thả các vật dụng. Bé có thể bắt đầu cầm thức ăn và ăn bằng tay.
  • Khi bé có thể nhặt lên một chiếc bánh hay ngũ cốc khô, đặt nó trong miệng ăn và không mắc nghẹn. Các loại thực phẩm như rau nấu chín mềm và trái cây, pho mát, và thịt nấu chín nên được cắt nhỏ. Các loại thực phẩm như bánh quy em bé và ngũ cốc khô nên dễ dàng hòa tan.

Cho ăn ở độ tuổi từ 10 đến 12 tháng tuổi:

  • Khi bé lớn hơn, chúng phát triển các kỹ năng vận động cho phép bé tự ăn.
  • Do đó các bạn hãy chắc chắn cắt thức ăn thành những mảnh rất nhỏ.
  • Đa dạng là chìa khóa! Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bé bao gồm mùi vị mới và bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm.

>> Xem thêm: Cách xử lý viêm nhiễm da, hăm tã, da nhiễm khuẩn ở trẻ

Những loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn trong giai đoạn này?

Không được dùng các loại thực phẩm như các loại hạt, nho, cà rốt tươi, nho khô, bắp rang, và xúc xích. Vì khiến em bé của bạn có nguy cơ mắc nghẹn gây nghẹt thở.

Tránh cho trẻ ăn uống thực phẩm có chứa mật ong, vì chúng có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh, một căn bệnh nghiêm trọng có thể gây ra yếu cơ và các vấn đề về hô hấp.

Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Mau thuc don an dam cho be 6 thang

Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng của Viện Dinh dưỡng TPHCM – Theo sách nuôi con mau lớn

Thứ 2:

  • 7 giờ 30 sáng: Bột đậu với bí đỏ
  • 11 giờ 30: Bột thịt heo với rau dền
  • 16 giờ 30: Bột cá bí xanh

Thứ 3:

  • 7 giờ 30: Bột Risolac-Bắp cải
  • 11 giờ 30: Bột cá cà rốt
  • 16 giờ 30: Bột gan rau dền

Thứ 4:

  • 7 giờ 30: Cháo sườn lòng đỏ trứng gà
  • 11 giờ 30: Bột trứng rau muống
  • 16 giờ 30: Cháo gà nấm rơm

Thứ 5:

  • 7 giờ 30: Bột sữa cà rốt
  • 11 giờ 30: Bột tôm bí đỏ
  • 16 giờ 30: Cháo óc heo đậu Hà Lan

Thứ 6:

  • 7 giờ 30: Bột Risolac
  • 11 giờ 30: Bột cua rau mồng tơi
  • 16 giờ 30: Cháo đậu xanh khoai lang và bí

Thứ 7:

  • 7 giờ 30: Bột khoai tây tán với sữa
  • 11 giờ 30: Bột tàu hũ rau ngót
  • 16 giờ 30: Bột đậu phộng rau mồng tơi

Chủ nhật:

  • 7 giờ 30: Bột sữa bông cải xanh
  • 11 giờ 30: Bột thịt bò rau dền
  • 16 giờ 30: Bột thịt bò rau dền

>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em mầm non

Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng của Viện Dinh dưỡng Trung ương

Thứ 2 và thứ 4:

  • 6 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức 150 – 200ml
  • 9 giờ: Bột thịt lợn bao gồm 10 gam thịt nạc, 10 gam bột gạo, 5 gam dầu ô liu hoặc óc chó, 1 thìa cà phê rau xanh
  • 10 giờ: Chuối tiêu khoảng 1/3 quả
  • 11 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức tùy nhu cầu của bé
  • 14 giờ: Bột sữa bao gồm 3 thìa sữa bột, 10 gam bột gạo, dầu ô liu hoặc óc chó, 1 thìa cà phê lá rau xanh như rau ngót, cải bó xôi, súp lơ…
  • 16 giờ: Nước cam ngọt
  • 18 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 – 200ml

Thứ 3 và thứ 5:

  • 6 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 -200ml
  • 9 giờ: Bột thịt gà bao gồm 10 gam thịt gà, 10 gam bột gạo, 5 gam dầu ăn, 1 thìa cà phê rau xanh
  • 10 giờ: Đu đủ chín 50 gam
  • 11 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức tùy nhu cầu của bé
  • 14 giờ: Bột thịt lợn bao gồm 10 gam thịt nạc, 10 gam bột gạo, 5 gam dầu ô liu hoặc óc chó, 1 thìa cà phê rau xanh
  • 16 giờ: Nước cam ngọt
  • 18 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 – 200ml

Thứ 6 và Chủ nhật:

  • 6 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 – 200ml
  • 9 giờ: Bột sữa bao gồm 3 thìa sữa bột, 10 gam bột gạo, dầu ô liu hoặc óc chó, 1 thìa cà phê lá rau xanh như rau ngót, cải bó xôi, súp lơ…
  • 10 giờ: 1/3 quả hồng xiêm
  • 11 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức tùy nhu cầu của bé
  • 14 giờ: Bột thịt gà bao gồm 10 gam thịt gà, 10 gam bột gạo, 5 gam dầu ăn, 1 thìa cà phê rau xanh
  • 16 giờ: Nước cam
  • 18 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 – 200ml

Thứ 7:

  • 6 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 – 200ml
  • 9 giờ: Bột trứng bao gồm 1 lòng đỏ trứng gà, 10 gam bột gạo, 5 gam dầu ô liu hoặc óc chó, dầu gấc, 1 thìa cà phê rau củ tùy chọn
  • 10 giờ: 50 gam xoài
  • 11 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức tùy theo nhu cầu của trẻ
  • 14 giờ: Bột sữa bao gồm 3 thìa sữa bột, 10 gam bột gạo, dầu ô liu hoặc óc chó, 1 thìa cà phê lá rau xanh như rau ngót, cải bó xôi, súp lơ…
  • 16 giờ: Nước cam
  • 18 giờ: Bú mẹ hoặc sữa công thức từ 150 – 200ml

Lưu ý: Các mẹ có thể thay thế nước cam bằng các loại quả theo mùa hoặc các loại trà lúa mạch phù hợp với tháng tuổi của trẻ. Đối với rau xanh, các mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi để bé có thể làm quen với nhiều vị rau hơn.



from WordPress https://ift.tt/37ZQwzE

0 coment rios:

Đăng nhận xét