Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

[873] Nhiễm độc chì nghề nghiệp: dấu hiệu, tác hại và cách bảo vệ

Trong bài viết này giải thích tất cả những điều bạn cần biết về nhiễm độc chì nghề nghiệp, dấu hiệu, tác hại và cách bảo vệ bản thân khỏi nhiễm độc chì nghề nghiệp.

Chì là kim loại nặng có thể tìm thấy ở tất cả các môi trường, chủ yếu là do các hoạt động của con người gây ô nhiễm như đốt các nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, các hoạt động sản xuất.

Chì đã được sử dụng từ khoảng 40.000 năm trước công nguyên. Hiện nay chì được sử dụng rộng rãi với sản lượng khai thác hàng năm trên thế giới khoảng 9 triệu tấn. Ngoài sắt, chì là một kim loại được sử dụng nhiều nhất.

Chì có nhiều công dụng: được dùng trong sản xuất ắc quy, đạn dược, các sản phẩm kim loại (hợp kim để hàn, các ống), các thiết bị chắn tia xquang, các vật liệu chịu a xít và các chất ăn mòn trong xây dựng.

Do chì ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, ở các nước phát triển việc sử dụng chì trong sơn, gốm sứ, hàn vá tàu thuyền, hàn vá các loại ống đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Nhiều nước (trong đó có nước ta) đã ngừng sử dụng chì làm phụ gia trong xăng dầu.

Chì không có vai trò về sinh lý với cơ thể và hoàn toàn có hại với sức khỏe. Bất kỳ một lượng chì nào được tìm thấy trong người đều cho thấy do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, do tiếp xúc với thực phẩm, nước, thuốc nam và các vật dụng có chứa chì.

Nồng độ chì máu toàn phần bình thường: < 10mcg/dL (ở Mỹ), nồng độ lý tưởng là 0 mcg/dL.

Chì vào cơ thể bằng cách nào

nhiẽm dọc chì nghè nghiẹp

Có 4 con đường mà chì có thể xâm nhập vào cơ thể

– Qua đường tiêu hóa: qua ăn, uống, do bàn tay (không vệ sinh tay trước khi ăn uống, đưa tay lên miệng) hoặc ngậm, mút các đồ vật có chì (trẻ em). Trẻ em hấp thu 40-50% lượng chì trong thức ăn trong khi người lớn chỉ hấp thu 10-15%. Đói, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu các ion như sắt, canxi, kẽm làm hấp thu chì qua đường tiêu hoá tăng lên. Như vậy, những người sống ở các khu vực ô nhiễm chì nếu chế độ ăn thiếu các chất khoáng trên thì càng dễ bị ngộ độc chì.

– Qua đường hô hấp: do hít phải bụi, không khí, khói, hơi có chì. Trẻ em tiếp xúc với các chất độc trong khí thở nhiều hơn so với người lớn (diện tích tiếp xúc ở đường hô hấp và thể tích khí hít thở cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ lớn hơn), chiều cao trẻ thấp hơn nên hít thở không khí ở gần mặt đất hơn nơi có nồng độ chì cao hơn. Tốc độ lắng đọng chì ở phổi ở trẻ em cao gấp 2,7 lần so với người lớn.

– Qua da: tuy kém hơn so với đường hô hấp và tiêu hóa nhưng vẫn gây ngộ độc, đặc biệt khi tiếp xúc kéo dài. Ô xít chì (thường gặp ở dạng hồng đơn, được dùng trong các thuốc nam lưu hành bất hợp pháp) hấp thu dễ dàng qua da. Tỷ lệ diện tích da cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ em cũng lớn hơn người lớn nên hấp thu chất độc cũng nhiều hơn.

– Qua nhau thai, sữa mẹ: chì qua nhau thai nên mẹ bị ngộ độc chì thì con cũng bị ngộ độc. Nồng độ chì trong máu của con bằng 80% nồng độ chì trong máu mẹ. Chì có thể qua sữa mẹ, tuy nhiên thông tin về con đường tiếp xúc này còn chưa đầy đủ.

>> Xem thêm: Tác dụng của quả dứa dại tươi đối với sức khỏe

Các dấu hiệu của nhiễm độc chì nghề nghiệp

Khi chì xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nằm trong đó một thời gian dài. Ngay cả khi phơi nhiễm với một lượng nhỏ, chì có thể tích lũy trong cơ thể theo thời gian. Khi chì tích tụ lại, nó có thể gây hại cho não, thận, thần kinh và các tế bào máu. Tình trạng này được gọi là nhiễm độc chì.

Như một quy luật chung, chì trong cơ thể càng nhiều, khả năng gặp rắc rối về sức khỏe càng cao. Hiện vẫn chưa rõ lượng chì tích tụ bao nhiêu thì đủ gây hại cho sức khỏe, vì ảnh hưởng của chì là khác nhau tùy theo đối tượng.

Dưới đây là một trong những dấu hiệu sớm của nhiễm độc chì nghề nghiệp:

  • Mệt mỏi
  • Cáu kỉnh và khó chịu
  • Đau cơ và khớp
  • Nhức đầu
  • Đau dạ dày và bị chuột rút

“Tiêu chuẩn chì” là quy định của Nhà nước yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện theo hướng dẫn để bảo vệ công nhân khỏi bị phơi nhiễm chì độc hại.

Một phần quan trọng của tiêu chuẩn này nói rằng chì trong không khí tại nơi làm việc không nên vượt mức 50 ug/m, tính trung bình trong 8 giờ. Theo tiêu chuẩn chì, công nhân có các quyền sau đây:

  • Nhận được một bản sao của tiêu chuẩn.
  • Nhận được một bản sao của kết quả đo đạc không khí.
  • Được khám bệnh và theo dõi nếu bị phơi nhiễm với nồng độ chì trong không khí trên 30 ug/m trong hơn 30 ngày trong năm. Nếu để điều này xảy ra, người sử dụng lao động phải thiết lập chương trình giám sát y tế cho nhân viên. Chương trình này bao gồm: thăm khám, thử máu và điều trị (nếu cần thiết). Người lao động phải tránh bị phơi nhiễm thêm nếu đang có nguy cơ sức khỏe và phải được chữa cho khỏi hẳn. Trong một số trường hợp, người lao động có thể được chuyển sang công tác ở nơi không ô nhiễm mà không bị mất lương hoặc lợi ích.

Bác sĩ và nhân viên phụ trách an toàn ở công ty có thể giúp đỡ nếu bạn đang lo lắng về nguy cơ phơi nhiễm chì.

Bác sĩ có thể kiểm tra lượng chì trong máu của bạn.

Bác sĩ cũng có thể giúp bạn biết mức chì trong cơ thể và những tác động có thể có đối với sức khỏe. Bạn cần để bác sĩ biết là bạn đang phơi nhiễm chì tại nơi làm việc, ngay cả khi không có vấn đề sức khỏe nào.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm độc chì nghề nghiệp?

nhiẽm dọc chì nghè nghiẹp 1

Nhân viên phụ trách an toàn của công ty có thể giúp tìm hiểu xem khu vực làm việc của bạn đã được kiểm tra hàm lượng chì trong không khí hay chưa. Họ cũng có thể giúp bạn tránh phơi nhiễm bằng các thiết bị bảo vệ.

Bảo vệ bản thân và gia đình bằng các phương pháp làm việc an toàn cơ bản như sau:

  • Mặc quần áo và và giày dép riêng khi làm việc.
  • Không mặc quần áo và đi giày từ nơi làm việc về nhà, và không mặc chúng khi không làm việc.
  • Giặt riêng và phơi khô quần áo làm việc ở một nơi riêng.
  • Rửa tay và rửa mặt trước khi ăn, uống hoặc hút thuốc.
  • Tại nơi làm việc, chỉ nên ăn, uống hoặc hút thuốc trong khu vực không có bụi và khói chì.
  • Tránh quét và khuấy tung bụi có lẫn chì. Lau bằng khăn ẩm sẽ an toàn hơn.
  • Nếu bạn đeo khẩu trang tại nơi làm việc, hãy chắc chắn rằng nó vừa với bạn.

Chì có trong sơn chứa chì và trong đất hoặc nước bị ô nhiễm chì. Nhà càng cũ, càng có nhiều cơ hội được trang hoàng bằng sơn chứa chì. Chì từ sơn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua bụi sơn hoặc mạt sơn.

Đất quanh nhà có thể dính chì từ các nguồn như sơn bên ngoài. Chì có thể xâm nhập vào nước uống thông qua hệ thống ống nước.

Nếu bạn nghĩ rằng hệ thống ống nước trong nhà có thể chứa chì, hãy chỉ dùng nước lạnh để uống và nấu ăn và hãy cho nước chảy trong 30 giây trước khi sử dụng nước trong hệ thống. Bạn cũng nên thay thế đường ống cấp nước cho các vòi nước trong nhà.

Bạn có thể nhờ chuyên gia kiểm tra chì trong nhà qua đánh giá sơn và những vật liệu có nguy cơ khác.

>> Xem thêm:  Ăn chân gà có béo không, ăn chân gà có những lợi ích gì?

Cách giải độc chì như thế nào?

Theo khuyến cáo, khi nghi ngờ bị nhiễm độc chì nghề nghiệp, người dân có thể đến các bệnh viện để yêu cầu xét nghiệm độc chất này trong máu cũng như các xét nghiệm lâm sàng. Hiện nay chỉ có một số bệnh viện lớn mới có chức năng xét nghiệm lượng chì trong máu.

Theo bác sĩ, một người được chẩn đoán nhiễm chì khi xác định mình có tiếp xúc với các nguồn có chì hoặc xuất hiện triệu chứng thần kinh như mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, đôi khi tăng động, co thắt, ăn uống kém… Đây là các diễn biến âm thầm.

Khi trở nặng có các biểu hiện co giật, lơ mơ, hôn mê… Bởi khi hàm lượng lớn chì vào cơ thể sẽ tấn công vào hệ thần kinh, gây tăng áp lực nội sọ, tổn thương não cấp, cột sống, gây tê liệt các nơron thần kinh dẫn đến một số trường hợp bị liệt chi như trường hợp liệt tứ chi sau hai tháng uống thuốc nam bán rong vừa qua.

Ở trẻ càng nhỏ thì tác hại càng nặng và gây ra tình trạng rối loạn chức năng thần kinh có thể bị kích thích tăng động hoặc chậm lớn, trí tuệ kém phát triển, tự kỷ… Có trường hợp thiếu máu, phụ nữ dễ sảy thai.

Bệnh nhân bị ngộ độc chì cấp cần đưa đến bệnh viện cấp cứu và dùng thuốc giải độc chì chuyên sâu.

Trường hợp ngộ độc mạn tính thì cần loại bỏ khả năng tiếp xúc với chì từ trong đất, cát, vật liệu xây dựng, nguồn nước phải kiểm tra có bị nhiễm chì hay không, không để các bé tiếp xúc với pin.

Trong khẩu phần dinh dưỡng cần bổ sung thêm sắt và canxivitamin C do có khả năng giải độc chì tốt.



from WordPress https://ift.tt/34mXAnF

0 coment rios:

Đăng nhận xét