Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

[882] Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em mầm non

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em mầm non có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất và trí tuệ. Đây là giai đoạn tiền đề quyết định quan trọng đến toàn bộ sự phát triển chung của trẻ về sau.

Chính vì tầm quan trọng đó, vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở độ tuổi mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với các bậc phụ huynh.

Dinh dưỡng là gì?

Dinh dưỡng là tất cả các thực phẩm và đồ uống ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta, đặc biệt là các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết để hỗ trợ sức khỏe con người.

Dinh dưỡng ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý và sinh hóa liên liên quan đến việc nuôi dưỡng và cách các chất trong thực phẩm cung cấp năng lượng hoặc chuyển đổi thành các mô trong cơ thể.

Những chất dinh dưỡng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể chúng ta được phân loại là: carbonhydrate, chất béo, chất xơ, khoáng chất, protein, vitamin và nước.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng quan trọng như thế nào?

Ché dọ dinh duõng cho trẻ em màm non

Chế độ dinh dưỡng tốt có nghĩa là nhận được lượng chất dinh dưỡng phù hợp từ các loại thực phẩm lành mạnh với sự kết hợp phù hợp.

Một phần quan trọng liên quan đến chế độ dinh dưỡng là các bệnh có thể do suy dinh dưỡng và vai trò của thực phẩm đối với sự phát triển của bệnh mãn tính.

Chế độ dinh dưỡng không cân bằng gây nên các vấn đề sức khỏe, thừa cân và béo phì. Một số bệnh lý liên quan đến chế độ dinh dưỡng sai lệch có thể rất nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, nhất là trong thời kỳ trẻ phát triển vào giai đoạn thiếu niên rồi trưởng thành. Bằng cách giúp trẻ tạo lập thói quen ăn uống khỏe mạnh, bạn đã giúp trẻ phòng ngừa các vấn đề trên.

Tránh các bệnh về thừa cân béo phì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Trên hết là, ta dễ duy trì cân nặng thích hợp hơn là việc phải giảm cân. Trẻ nào duy trì được cân nặng phù hợp thì càng duy trì được sức khỏe tốt khi trưởng thành.

>> Xem thêm: Vitamin Tổng Hợp Cho Trẻ Biếng Ăn, Suy Dinh Dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em mầm non

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất và trí tuệ. Đây là giai đoạn tiền đề quyết định quan trọng đến toàn bộ sự phát triển chung của trẻ về sau.

Chính vì tầm quan trọng đó, vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở độ tuổi mầm non đã được xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với các bậc phụ huynh.

Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này, phụ huynh cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em mầm non. Ở lứa tuổi này, việc ăn uống của trẻ đã gần giống như người lớn, trẻ đã có thể tham gia cả 3 bữa ăn chính cùng gia đình và ít nhất là 2 bữa phụ khác.

Bữa ăn của trẻ cần được đảm bảo đầy đủ các nhóm thực phẩm gồm chất đạm; chất béo; tinh bột; vitamin và khoáng chất.

Thức ăn tinh bột: Có mặt trong 3 bữa chính và một số bữa phụ của bé: gồm cơm, khoai tây, khoai lang, mì và những thức ăn từ tinh bột như bánh mì, bánh ngọt….

Hoa quả và rau xanh: trong thức ăn hàng ngày, rau có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau không đáng kể nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ.

Ngoài ra trong rau xanh còn có loại đường tan trong nước và chất xơ vì vậy cần ít nhất một phần rau xanh trong bữa ăn của bé. Hoa quả thì có thể cho bé ăn thường xuyên hơn.

Thức ăn giàu protein và chất sắt: có mặt trong ít nhất 2 bữa chính của bé gồm thịt, cá, trứng, các loại hạt.

Sữa, sữa chua và phô mai: có thể cho bé ăn 3 loại này thành 3 phần trong ngày. Thực phẩm chứa sữa giàu canxi tốt cho xương của trẻ. Cũng có thể cho các trẻ uống thêm sữa nhưng không quá 350ml/ngày. Uống nhiều sẽ khiến trẻ bị no, giảm cảm giác thích thú khi ăn.

Đồ uống: đối với trẻ ở độ tuổi mầm non có thể uống tới 6 ly nước/ngày (nước lọc và nước hoa quả). Trẻ ở tuổi mẫu giáo cần nhiều chất lỏng hơn vào những ngày trời nóng, nhất là khi trẻ nô đùa, dễ bị mất nước nhanh. Sữa và nước lọc là hai đồ uống quan trọng giữa những bữa chính.

Phụ huynh cũng nên cẩn thận với nước hoa quả vì axit trong hoa quả có thể phá hủy men răng, nếu bé uống nhiều lần trong ngày. Tốt nhất, cần pha loãng và cho trẻ uống ở mức vừa phải.

>> Xem thêm: Nên mua những sản phẩm chăm sóc da nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh?

Không phải ai cũng tự nhiên biết chọn lựa loại thực phẩm tốt hay cách vận động thể lực đem lại lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng như tất cả các thứ khác, đây là kỹ năng có thể học và vận dụng thường xuyên để trở thành thói quen.

Là phụ huynh, bạn là hình mẫu cũng như có ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong bữa ăn gia đình và thói quen tập thể dục thường xuyên đã có tác động lớn đến sức khỏe của trẻ.

Thừa cân/béo phì góp phần gây ra

  • Bệnh tim mạch.
  • Tiểu đường.
  • Cao huyết áp.
  • Cao cholesterol trong máu.
  • Hen suyễn.
  • Ngưng thở trong lúc ngủ.
  • Ung thư.
  • Trở ngại trong các hoạt động xã hội.
  • Mặc cảm.
  • Bị trêu chọc và bắt nạt.
  • Khó hòa đồng.
  • Cảm thấy bị cô lập và đơn độc.

Ngược lại, chế độ dinh dưỡng tốt góp phần:

  • Có cân nặng tương xứng với chiều cao.
  • Sức khỏe tinh thần tốt.
  • Suy nghĩ mạch lạc và biểu hiện hoạt bát.
  • Xương và cơ chắc khỏe.
  • Năng lượng sống dồi dào.
  • Đề kháng lại bệnh tật.
  • Khả năng lành thương tổn cao, dễ dàng hồi phục sau bệnh tật hoặc bị thương.
  • Giảm các nguy cơ bị bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, ung thư hoặc loãng xương trong tương lai.

>> Xem thêm: Cách xử lý viêm nhiễm da, hăm tã, da nhiễm khuẩn ở trẻ

Làm cách nào để giúp trẻ chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe?

Ché dọ dinh duõng cho trẻ em màm non 2

Hãy bắt đầu bằng việc bạn tự giữ sức khỏe bản thân và cho trẻ nhiều thực phẩm bổ dưỡng, bắt mắt để lựa chọn. Theo sát và hướng dẫn khi trẻ làm việc đó. Tại cửa hàng, bạn hãy cho trẻ chọn trái cây hoặc rau củ mà bé thích ăn. Khuyến khích trẻ thử các loại mới. Đưa trẻ đến những quầy hàng đa dạng về chủng loại, màu sắc… để trẻ có thể thử nhiều thứ khác nhau.

Sau đây là một số hướng dẫn cơ bản. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ xem loại nào thực sự phù hợp với nhu cầu riêng của trẻ.

  • Cho bé ăn vài loại trái cây và rau củ khác nhau mỗi ngày: Nếu không tìm được trái cây hoặc rau củ tươi. Bạn vẫn có thể dùng loại đông lạnh hoặc đóng hộp. Nếu chọn trái cây đóng hộp. Hãy tìm loại được ngâm trong chính nước quả của loại đó, thay vì ngâm trong si-rô.
  • Chọn loại đạm có lợi cho sức khỏe từ các nguồn như cá, trứng, đậu, thịt nạc (gà ta, gà tây).
  • Cho trẻ dùng loại bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Nướng hoặc luộc thức ăn thay vì chiên xào.
  • Chọn loại sữa, phô mai và các sản phẩm từ sữa ít béo.
  • Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn vặt: Khi ăn tại quầy thức ăn nhanh hoặc nhà hàng, hãy chọn loại tốt cho sức khỏe nhất trong thực đơn. Chẳng hạn chọn trái cây thay vì khoai tây chiên, gà nướng chấm mù tạc thay vì bánh kẹp thịt với phô mai và sốt kem. Chọn sa-lad trộn có nước sốt ít béo thay vì đồ chiên. Chọn loại pizza đế mỏng thay vì dày, cỡ nhỏ thay vì trung, cỡ trung thay vì lớn.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hoặc sữa nguyên chất thay vì các loại nước trái cây, nước ngọt, nước tăng lực, sữa thêm hương vị hoặc trà pha sẵn có đường.
  • Đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng. Hãy chú ý thành phần chính được ghi trên nhãn mác. Ví dụ, nếu là bánh ngũ cốc thì thành phần chính nên là các loại hạt ngũ cốc thay vì fructose, xi-rô ngô nhiều fructose hoặc đường sucrose.
  • Bữa sáng rất quan trọng. Hãy chuẩn bị bữa sáng là bữa ăn chính trong ngày, bởi chúng cung cấp năng lượng để hoạt động và học tập.
  • Tránh thức ăn vặt là đồ chiên. Thay vì đó, hãy chọn khoai tây nướng, bánh quy hoặc bỏng ngô không bơ.
  • Đừng ép trẻ ăn cho đến hết khẩu phần. Phụ huynh có nhiệm vụ đảm bảo cho trẻ có những lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên hãy để trẻ có quyền ăn bao nhiêu tùy thích. Đừng ép ăn trẻ.
  • Đừng dùng đồ ăn vặt như phần thưởng cho trẻ. Điều này có thể khiến trẻ tưởng những loại này tốt hơn thực phẩm thường dùng.
  • Hãy làm gương cho trẻ. Hãy chắc rằng bạn đang sử dụng loại thực phẩm bổ khỏe và tập thể dục đều đặn.
  • Chọn chế độ ăn bổ dưỡng và lành mạnh cho cả gia đình.
  • Cả gia đình nên cùng dùng bữa hoặc cùng ăn các bữa phụ với nhau càng thường xuyên càng tốt.
  • Ăn tại bàn, thay vì ngồi trước ti vi.
  • Khuyến khích trẻ nhai từ từ và không cố ăn thêm khi đã thấy no.
  • Đề ra khoảng thời gian cả gia đình cùng tham gia hoạt động thể lực.
  • Đôi khi, khá là khó khăn để trẻ thử loại thực phẩm mới. Đừng chán nản. Chỉ cần bạn kiên định, bé của bạn cũng sẽ dần dần đạt được thói quen ăn uống lành mạnh.


from WordPress https://ift.tt/2GexfPf

0 coment rios:

Đăng nhận xét