Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

[802] Còi cọc và còi xương giống hay khác nhau?

Trong bài viết này Anhvienshop sẽ giúp các mẹ tìm hiểu xem còi xương và còi cọc có giống nhau không, nguyên nhân, các biểu hiện và cách chăm sóc các trẻ bị còi xương và còi cọc như thế nào?

Còi cọc và còi xương giống hay khác nhau?

Còi xương là gì?

Còi xương là quá trình khoáng hóa hoặc vôi hóa xương có khiếm khuyết trước khi hình thành sụn tiếp hợp đầu xương ở những động vật có vú chưa trưởng thành do sự thiếu hụt hoặc sự chuyển hóa kém vitamin D, phốt pho, hoặc canxi có khả năng dẫn đến gãy xương và biến dạng.

Bệnh còi xương là một trong những bệnh thường xảy ra ở trẻ em ở nhiều nước đang phát triển.

Còi xương có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm do nhu cầu canxi, phót pho cao hơn so với trẻ bình thường.

Trẻ còi xương có biểu hiện là hay quấy khóc, ngủ không ngon, hay bị giật mình, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn sau gáy.

Ngoài ra, trẻ còi xương có thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu kín thóp. Nếu bị còi xương nặng, không kịp thời phát hiện và điều trị, trẻ có thể bị dô ức gà, vòng cổ chân cổ tay, chân vòng kiềng, hay bị táo bón, khung chậu hẹp, chậm biết lật, bò, đứng, đi…

Còi cọc là gì?

Trẻ còi cọc là trẻ bị suy dinh dưỡng, bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, hoạt động cũng như sự phát triển của trẻ.

Trẻ còi cọc có chỉ số về chiều cao cân nặng thấp hơn so với trẻ bình thường, nó cũng có thể dẫn đến còi xương hoặc không.

Biểu hiện của trẻ còi cọc là hay mệt mỏi, không hoạt bát, chán ăn, hay quấy khóc, ít ngủ hay bị bệnh, trẻ chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc răng. Một số trẻ còn bị phù thũng toàn thân, rối loạn sắc tố da, thiếu máu da xanh tái…

>> Xem thêm: Nguyên nhân trẻ biếng ăn và hậu quả khi trẻ biếng ăn kéo dài

Nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương và còi cọc

Còi cọc và còi xuong gióng hay khác nhau 2

Còi xương: là tình trạng bé bị thiếu hụt vitamin D trong cơ thể dẫn đến khả năng hấp thu, chuyển hóa canxi và phốt pho không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xương, gây t=ra các tổn thương trên xương.

Bệnh còi xương có thể gặp ở ngay cả những bé có thân hình rất bụ bẫm (còi xương thể bụ) do nhu cầu về canxi và phốt pho cao hơn so với trẻ bình thường.

Còi cọc : Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị còi như bố mẹ thiếu kiến thức nuôi dưỡng trẻ nên cai sữa cho bé sớm, cho bé ăn dặm ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn, thức ăn của trẻ không đảm bảo chất lượng…

Ngoài ra, những bé bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính (viêm phế quản, lao, sởi, ỉa chảy…) bị thiếu ăn do điều kiện kinh tế gia đình khóa khăn, bé sinh non hoặc mắc các bệnh lý khác.. cũng rất dễ bị còi cọc.

>> Xem thêm: Vitamin Tổng Hợp Cho Trẻ Biếng Ăn, Suy Dinh Dưỡng

Các biến chứng có thể xảy ra ở các bé còi xương và còi cọc

Biến chứng có thể xảy ra ở trẻ còi xương: sẽ làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, khiến cơ thể trẻ phát triển chậm, cột sống cong bất thường, biến dạng xương, khiếm khuyết ở răng, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này ở các bé gái vì có khung xương chậu hẹp.

Ngoài ra, trẻ cũng bị xanh xao, thiếu máu, hay bị viêm phổi tái đi tái lại và thậm chí còn có thể mắc bệnh động kinh.

Biến chứng có thể xảy ra ở trẻ còi cọc: Trẻ bị tình trạng còi cọc, suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí lực, sức khỏe và tăng nguy cơ bệnh tật cho trẻ.

Bên cạnh đó, tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Các bé dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy nặng, kéo dài.

Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ chậm phát triển thể chất, tâm thần, giảm phát triển các cơ quan, đặc biệt là hệ cơ xương, ảnh hưởng tới chiều cao, khả năng lao động khi trưởng thành.

>> Xem thêm: Vitamin D3 Cho Trẻ Em – Bổ sung vitamin D3 giúp xương chắc khỏe

Chăm sóc và điều trị trẻ bị còi xương và còi cọc như thế nào?

Đối với trẻ còi xương

Để điều trị tình trạng này các mẹ phải tuân thủ theo các hướng dẫn sau đây:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống:

Cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, trứng, sữa, gan động vật,…

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho thêm dầu mỡ vào bữa ăn hằng ngày của trẻ với lượng vừa đủ vì vitamin D tan trong dầu nên cho thêm dầu giúp trẻ hấp thu vitamin D dễ hơn.

  • Điều trị dự phòng:

Bằng cách cho trẻ uống thêm vitamin D theo khuyến cáo của các bác sĩ.

Cụ thể: cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4 – 8 tuần. Với trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5000 – 10.000 UI/ngày trong 1 tháng hoặc tiêm vitamin D 200.000 UI/lần, 3 tháng sau tiêm lại một lần trong năm đầu tiên.

  • Cho trẻ tắm nắng hằng ngày:

Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài 10 – 15 phút vào buổi sáng (trước 9h) tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Còi cọc và còi xuong gióng hay khác nhau

Về mùa đông không có ánh nắng cha mẹ có thể cho trẻ đi tắm điện ở các bệnh viện lớn. Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol.

Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, các tiền vitamin D sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D để hỗ trợ cơ thể chuyển hóa và hấp thu canxi, photpho.

  • Cho trẻ bị còi xương dùng thêm các chế phẩm có canxi

như uống 1 – 2 ống canxi B1 – B2 – B6 mỗi ngày. Các trẻ lớn có thể ăn cốm canxi 1 – 2 thìa cà phê/ngày.

>> Xem thêm: Những nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ bị còi cọc

Nếu trẻ bị còi cọc, suy dinh dưỡng mức độ vừa và nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh và tăng cường khẩu phần ăn,

Các mẹ cần tìm nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân gây suy dinh dưỡng, điều trị các bệnh nhiễm khuẩn (nếu có).

Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi cân nặng hàng tuần, hàng tháng của trẻ và thực hiện tiêm chủng đầy đủ.

Với những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thì cần điều trị tại bệnh viện bằng các phương pháp như bù nước – điện giải, bổ sung vitamin và muối khoáng, truyền đạm, chống nhiễm khuẩn, điều trị thiếu máu, chống hạ thân nhiệt và chống hạ đường huyết,…

Welcome to Bprotected

Nhãn hàng Bprotected được sản xuất tại Mỹ và được các bác sĩ Nhi Khoa Mỹ tin dùng

Chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, với vị thơm ngọt dễ uống, dễ dàng sử dụng, giúp mẹ an tâm không những về chất lượng và tính hiệu quả mà sản phẩm mang lại.

* Xóa tan tình trạng biếng ăn, giúp bé tăng cường hệ miễn dịch TỰ NHIÊN, tăng sức đề kháng, bổ sung các vi chất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ.

* KHÔNG chất bảo quản

* Liều sử dụng thấp đi kèm ống định lượng chính xác

* Công thức độc quyền, sản xuất trực tiếp tại Mỹ

* Bổ sung dưỡng chất thiết yếu hằng ngày cho bé

Vitamin tổng hợp dành cho trẻ Tăng cường hệ miễn dịch, kích thích ăn ngon

CÔNG DỤNG:

Bprotected

* Giúp bổ sung Vitamin cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và sức đề kháng cho trẻ

* Sản phẩm bổ sung vitamin a giúp sáng mắt và Vitamin D hỗ trợ hấp thu Canxi

Mua ngay

 

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

* Cho trẻ dưới 4 tuổi

* Trẻ suy dinh dưỡng, trẻ kém ăn

LIỀU DÙNG: 1ml/ ngày (Lấy ống định lượng đi kèm hút 1 ml). Có thể dùng trực tiếp hoặc trộn với nước trái cây, ngũ cốc,…hoặc thức ăn khác.

** Lưu ý: Lắc đều trước khi dùng

DUNG TÍCH: 50ML

Vitamin D3 dành cho trẻ Hạn chế còi xương, phát triển chiều cao vượt trội

CÔNG DỤNG:

* Bổ sung Vitamin D3 giúp phát triển xương răng, ngăn ngừa triệu chứng còi xương, chậm lớn.

Bprotected 1

* Giúp bổ sung Vitamin D3 trong trường hợp thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

* Hỗ trợ chuyển hóa và tăng khả năng hấp thu Canxi

Mua ngay

 

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

* Cho trẻ dưới 4 tuổi

* Trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, chậm mọc răng, tóc cần bổ sung vitamin D3

* Trẻ bị đổ hồ hôi trộm và hay khóc đêm do thiếu Vitamin D3

LIỀU DÙNG: 1ml/ ngày (Lấy ống định lượng đi kèm hút 1 ml). Có thể dùng trực tiếp hoặc trộn với nước trái cây, ngũ cốc,…hoặc thức ăn khác.

DUNG TÍCH: 30ml

Bổ sung Kẽm và Vitamin C Giúp nâng cao sức đề kháng

CÔNG DỤNG:

Bprotected 2

* Giảm rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn ói,…

* Cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ

* Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng nhờ tác động kép của Kẽm và Vitamin C

Mua ngay

 

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

* Trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng

* Người cần tăng cường sức đề kháng

* Người mắc các bệnh về da tóc như mụn, tăng tiết bã nhờn, rụng tóc, móng dễ gãy…

* Người muốn duy trì làn da khỏe mạnh, trẻ hóa làn da.

LIỀU DÙNG:

* Trẻ dưới 4 tuổi: 1ml/ ngày

* Trẻ trên 4 tuổi và người lớn: 1ml/lần. Ngày 2 lần

** Lắc đều trước khi dùng, có thể uống trực tiếp hoặc trộn với thức ăn, thức uống khác.

DUNG TÍCH: 30ml

Sắt dành cho trẻ Phòng ngừa thiếu máu ở trẻ Sắt dành cho trẻ em

CÔNG DỤNG:

* Giúp bổ sung Sắt, giúp bổ máu trong các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt.

Bprotected 3

* Giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt tiềm ẩn ở trẻ em, thiếu máu dinh dưỡng.

Mua ngay

 

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

* Trẻ em dưới 4 tuổi

*Trẻ em thiếu máu do thiếu sắt, da dẻ nhợt nhạt và xanh xao

* Trẻ suy dinh dượng, biếng ăn, còi cọc, chậm tăng cân, mệt mỏi, khó chịu, ……

* Những đối tượng có nguy thiếu sắt cao như trẻ em sinh thiếu tháng, trẻ em còn bú, trẻ sinh đôi có mẹ bị thiếu chất sắt

LIỀU DÙNG: 1ml/ ngày (Lấy ống định lượng đi kèm hút 1 ml). Có thể dùng trực tiếp hoặc trộn với nước trái cây, ngũ cốc,…hoặc thức ăn khác.

DUNG TÍCH: 30ml

8 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Nên cho bé uống Vitamin vào thời gian nào?

Nên cho bé sử dụng Pedia Poly Vitamins vào buổi sáng, để đảm bảo nguồn dưỡng chất cung cấp cho bé hoạt động trong ngày.

Kết hợp Iron và ZinC được không?

Mẹ nên kết hợp sản phẩm Pedia Iron Drops và ZinC Gluconate theo nguyên tắc: Iron, ZinC và sữa dinh dưỡng hằng ngày phải cách nhau 3 giờ sử dụng, đế tránh tình trạng kết tủa trong dạ dày gây nên tình trạng nôn ói, ọc sữa.

Khi nào sử dụng ZinC cho trẻ?

Khi bé có triệu chứng: sức đề kháng yếu, tóc yếu, móng yếu, rối loạn tiêu hóa,…. mẹ nên sử dụng cho bé để bé tăng hệ miễn dịch tự nhiên và hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa.

Kết hợp Poly và D thế nào là đúng?

Mẹ nên cho bé sử dụng riêng lẻ Pedia D Vite Drops hoặc Pedia Poly Vite Drops vì nếu sử dụng chung sẽ gây nên tình trạng quá liều sản phẩm.

Bảo quản sản phẩm thế nào là đúng cách? 

Cần bảo quản sản phẩm ở nơi khô mát dưới 30 độ, tránh ánh nắng trực tiếp vào sản phẩm. Sau khi mở nắp ta nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Độ tuổi nào cần cho bé sử dụng Iron?

Trên 6 tháng tuổi nguồn dự trữ sắt trong cơ thể bé bắt đầu cạn kiệt, gây nên các biểu hiện của thiếu sắt như: mệt mỏi, biếng ăn, da vẻ nhợt nhạt, chậm nói, tập trung kém,… ta cần bổ sung sắt cho bé trong giai đoạn phát triển quan trọng này của bé.

Tại sao cần cho bé sử dụng kết hợp 3 sản phẩm trong ngày?

Pedia Poly vite Drops giúp cung cấp nguồn Vitamins và khoáng chất thiết yếu hằng ngày cho bé, giúp kích thích ăn ngon miệng.

Pedia Iron Drops giúp thúc đẩy quá trình phát triến tế bào và khả năng tiếp thu, học hỏi hằng ngày cho bé, mà còn là dung môi thiết yếu cho sự sống và phát triển của con người.

Thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng da vẻ nhợt nhạt, trí não chậm phát triển và tiếp thu kém cho với các bé khác.

Pedia ZinC Gluconate giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, giúp cho sự phát triển móng, tóc phát triển bình thường và chắc khỏe.

Vì vậy nếu kết hợp 3 sản phẩm này sẽ là “bạn đồng hành không thế thiếu cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.

Bé biếng ăn nên sử dụng sản phẩm nào?

Tình trạng Bé biếng ăn là nỗi lo của vô số các bà Mẹ, vì vậy Pedia Poly Vite drops là một giải pháp cho tình trạng này.

Với thành phần chứa 9 loại Vitamins và khoáng chất thiết yếu cho trẻ, hương thơm anh đào dịu nhẹ và Vị Chua Ngọt tự nhiên, sẽ giúp cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu và kích thích bé ăn ngon miệng.



from WordPress https://ift.tt/35bb2M4

0 coment rios:

Đăng nhận xét