Cảm lạnh là một bệnh thường hay gặp ở trẻ nhưng nó cũng có triệu chứng gần giống cảm cúm
Vì vậy trong bài viết này Anhvienshop sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách để phân biệt trẻ bị cảm lạnh thông thường hay bệnh cúm và các gợi ý xem khi trẻ bị cảm lạnh cần phải làm gì?
Cách phân biệt trẻ bị cảm lạnh thông thường hay cúm?
Cả cảm lạnh thông thường và cúm đều gây ra những triệu chứng khá giống nhau. Nhưng chúng cũng có 1 vài điểm quan trọng khác nhau.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó hay gặp nhất là các chủng Rhinovirus, riêng virus này lại có tới hơn 100 chủng khác khác nhau. Các loại virus khác cũng gây cảm lạnh có thể kể đến là: Enterovirus, Coronavirus…
Với bệnh cảm lạnh thông thường, chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Người bệnh thường sẽ ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh.
Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong vòng 7 đến 10 ngày.
Cảm cúm
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra.
Triệu chứng điển hình ở người mắc bệnh cúm:
- Sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi.
- Viêm họng.
- Cảm lạnh
- Ho khan.
- Đau đầu.
- Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể.
- Mệt mỏi và suy nhược.
Hội chứng đau là một dấu hiệu khá nổi bật của cúm, giúp phân biệt với cảm lạnh thông thường. Trẻ em bị cúm thường bị đau đầu, đau cơ bắp, đau nhức khắp mình mẩy. Trẻ nhỏ chưa biết nói thường chỉ thể hiện ra là quấy khóc, kích thích nhiều.
Nếu chỉ quan sát triệu chứng, rất khó để phân biệt được cảm cúm và cảm lạnh.
Các triệu chứng của cảm cúm thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ.
Triệu chứng cảm lạnh thường ngắn hơn và chỉ đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ.
Trong hầu hết các trường hợp, những người bị cảm cúm sẽ khỏi bệnh trong 5-7 ngày. Quan trọng là cần nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước.
Bệnh cúm thường có tốc độ lây lan khá nhanh và chủ yếu là lây qua đường hô hấp, do người bệnh hít phải không khí có chứa virus cúm.
Có nhiều chủng virus cúm có thể gây bệnh từ nhẹ, hoặc thành đại dịch, một số chủng có độc tính cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Cảm cúm gặp ở mọi đối tượng nhưng người già, trẻ em và phụ nữ mang thai nếu mắc cúm dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi và những bất thường cho sản phụ, thai nhi.
Chính vì vậy người bệnh cần phân biệt cảm lạnh và cảm cúm để có biện pháp điều trị tích cực ngay từ đầu tránh các biến chứng nguy hiểm trên.
>> Xem thêm: Bệnh sán chó có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
Nguyên nhân gây ra ho, chảy mũi và các triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở trẻ?
Các triệu chứng này thường được gây ra bởi nhiễm siêu vi, phổ biến hất là siêu vi Rhinovirus. Phần lớn các loại virus có thể xâm nhập vào bên trong mũi, miệng, họng hoặc là phổi của bạn và gây ra những triệu chứng của cảm lạnh.
Hầu hết mọi người có thể vượt qua đợt cảm lạnh mà các vấn đề không bị kéo dài. Tuy nhiên, bị cảm lạnh có thể làm khó chịu và nếu con bạn bị cảm lạnh, có thể khó để biết khi có triệu chứng nào thì cần gọi cho bác sĩ.
Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường
- Hắt hơi.
- Ho.
- Sổ mũi.
- Đau họng.
- Tắc nghẽn đường thở.
Ở trẻ em, cảm lạnh thông thường có thể cũng gây sốt nhưng người lớn thì không thường xuyên.
Diễn biến bệnh cảm lạnh ở trẻ như thế nào?
Bệnh tự giới hạn, thường được giải quyết hoàn toàn trong vòng 2 tuần. Trong đó:
- Sốt: thời gian trung bình là 3 ngày. Có bé sốt đến 4 – 5 ngày.
- Sổ mũi: sổ mũi có thể kéo dài hơn 1 tuần, nhưng thường được giải quyết sau 10 ngày.
- Ho: ho có thể kéo dài tới 2 tuần, ho là phản ứng có lợi nhằm giúp tống đờm, vi trùng ra khỏi đường hô hấp giúp đường thở thông thoáng bệnh sẽ mau khỏi.
Khi trẻ bị cảm lạnh cần phải làm gì?
- Hạ sốt: nếu sốt cao làm trẻ khó chịu (đừ, quấy)
- Vệ sinh mũi bằng dung dich nước muối sinh lí.
- Uống nhiều nước
- Ho nhiều có thể uống 1 – 2 muỗng cafe mật ong vào buổi tối và sáng với trẻ trên 1 tuổi.
Chú ý các bạn không tự ý dùng các thuốc OTC (trị cảm ho, sổ mũi) vì tác hại nhiều hơn lợi ích thu được. Đôi khi gây nguy hiểm tính mạng.
Các thuốc ho và cảm lạnh có an toàn cho trẻ không?
Nếu con của bạn dưới 6 tuổi, bạn không nên cho nó bất kỳ thuốc cảm lạnh nào. Những thuốc này không an toàn cho trẻ nhỏ. Thậm chí nếu con bạn lớn hơn 6 tuổi thì các thuốc ho, cảm lạnh dường như cũng chẳng giúp ích gì.
Không bao giờ được cho trẻ dưới 18 tháng tuổi dùng ASPIRIN. Ở trẻ em, Aspirin có thể gây ra 1 tình trạng nguy hiểm đến tính mạng gọi là hội chứng Reye. Khi bạn cho con dùng Acetaminophen hay bất kỳ 1 thuốc không kê toa nào thì cũng không được dùng quá liều khuyến cáo.
Nên mua những loại thuốc ho nào tốt nhất cho trẻ
Siro trị ho Bảo Thanh
Siro bổ phế long đờm Bảo Thanh được điều chế từ các loại thảo dược tự nhiên như: Phục linh, xuyên bối mẫu, khổ hạnh nhân, trần bình, cam thảo, viễn chỉ,… Siro có công dụng chính hỗ trợ điều trị ho có đờm, ho khan, ho do cảm lạnh, ho lâu ngày dai dẳng hoặc ho tái phát do thời tiết thay đổi đột ngột.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp cải thiện các triệu chứng khan tiếng, ngứa rát cổ họng, viêm phế quản hoặc viêm họng ở trẻ em và người lớn. Ngoài điều chế dưới dạng siro, sản phẩm còn được bào chế dạng viên ngậm dành cho người lớn.
Liều dùng siro trị ho Bảo Thanh:
- Liều dùng cho trẻ từ 30 tháng tuổi – 3 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 5ml
- Liều dùng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên: Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 10ml
Siro trị ho – cảm Ích Nhi
Siro chữa ho – cảm Ích Nhi là một trong những sản phẩm được Công ty TNHH Nam Dược phân phối độc quyền. Siro Ích Nhi không chỉ có tác dụng trong điều trị ho mà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm ở trẻ sơ sinh hiệu quả.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch ở trẻ giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.
Thành phần sản phẩm bao gồm: Mạch môn, Lá húng chanh, Cát cánh, Mật ong, Quất, Đường phèn, Tinh chất gừng, Xanthan gum, Nước cất, Sucrose, Natri benzoat,…
Công dụng Siro chữa ho – cảm Ích Nhi:
- Cải thiện các triệu chứng ho có đờm, ho thông thường, ho do nhiễm lạnh
- Phòng ngừa các triệu chứng ho do các bệnh lý về đường hô hấp, ho do thay đổi thời tiết
- Hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, cảm cúm
Hướng dẫn sử dụng:
Siro chữa ho – cảm Ích Nhi được khuyến cáo sử dụng với liều dùng theo thông tin từ nhà sản xuất như sau:
- Trẻ em từ 3 tuổi trở lên: Mỗi lần uống 7ml, ngày dùng 3 lần
- Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: Mỗi lần uống 5ml, ngày dùng 3 lần
- Trẻ từ 0 – dưới 1 tuổi: Mỗi lần uống 3ml, ngày dùng 3 lần
Siro trị ho Prospan
Siro hỗ trợ điều trị ho Prospan được nghiên cứu và sản xuất tại Đức. Được điều chế từ thành phần chính là lá thường xuân và các thảo dược tự nhiên có độ lành tính, an toàn và tác dụng chữa trị cao. Sản phẩm đã được Bộ Y Tế của Đức kiểm duyệt và thông qua dùng cho đối tượng dưới 15 tuổi.
Thành phần của siro Prospan: Chiết xuất từ lá thường xuân, Dung dịch sorbitol, Kali sorbat, Acid citric khan, Keo xanthan, Chất tạo hương
Công dụng:
- Siro Prospan giúp cải thiện các triệu chứng ho có đờm, ho do các bệnh lý đường hô hấp thông thường
- Giảm các cơn ho khan, tức ngực, khó thở do viêm phổi, viêm phế quản gây ra.
- Ngăn ngừa các cơn ho tái lại nhiều lần, tăng cường bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ
- Các thành phần có trong sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng ở trẻ, chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ rút ngắn thời gian chữa trị.
Hướng dẫn sử dụng:
Siro hỗ trợ chữa trị ho cho bé Prospan được các chuyên gia khuyến cáo dùng cho trẻ trên 1 tháng tuổi. Liều dùng theo thông tin từ nhà sản xuất như sau:
- Liều dùng cho trẻ từ 1 tháng tuổi – 6 tuổi: Mỗi lần uống 2.5ml, sử dụng 2 lần/ ngày
- Liều dùng cho trẻ từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần uống 5ml, sử dụng 2 lần/ ngày
Siro trị ho Muhi Nhật Bản
Siro trị ho Muhi được nghiên cứu và sản xuất bởi tập đoàn Ikeadamohando là một trong những thương hiệu dược phẩm hàng đầu tại “đất nước mặt trời mọc” từ những năm 1948. Siro Muhi là sản phẩm hỗ trợ điều trị ho được khuyên dùng cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến 7 tuổi.
Thành phần: Clorpheniramin maleat, Cam thảo, Dl-Methylephedrine hydrochloride, D-sorbitol, fructose, citric acid, benzoic acid Na, Na, Paraben, ethanol, edetate Na, caramel, propylene glycol, một số thành phần thảo dược khác
Công dụng:
- Cải thiện triệu chứng ho, tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh
- Hỗ trợ chữa trị đau họng, sổ mũi, cảm sốt, ho có đờm,…
- Điều trị bệnh viêm mũi cấp tính, từ đó làm giảm tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng,…
- Làm giảm triệu chứng đau đầu, ho hắng, cảm lạnh thông thường.
Liều dùng tham khảo:
- Liều dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi – 1 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3ml
- Liều dùng cho trẻ em từ 1 tuổi – 3 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 6ml
- Liều dùng cho trẻ em từ 3 tuổi – 5 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 7,5ml
- Liều dùng cho trẻ em từ 5 – 8 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10ml
Lưu ý: Siro trị ho Muhi Nhật Bản sử dụng sau bữa ăn ít nhất 30 phút, mỗi lần uống cách nhau khoảng 4 tiếng. Liều dùng tối đa 6 lần/ ngày, ba mẹ tránh cho trẻ sử dụng quá liều vì có thể phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn.
Siro ho Muhi cải thiện các triệu chứng ho khan, ho có đờm giúp bé giảm cảm giác khó chịu. Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng siro thay thế thuốc kháng sinh điều trị.
Siro trị ho Paburon S của Nhật Bản
Siro trị ho Paburon S hỗ trợ điều trị ho được nghiên cứu và sản xuất tại Nhật Bản, được các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo sử dụng cho đối tượng trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Người lớn cũng có thể sử dụng sản phẩm để cải thiện triệu chứng ho.
Thành phần: Clorpheniramin maleat, Dextromethorphan hydrobromide hydrate, Guaifenesin, Axit benzoic, Axit citric Na, Paraben, Sucralose, Vanillin, Acetaminophen, Đường trắng
Tác dụng:
- Siro Paburon S giúp cải thiện các chứng ho có đờm, ho khan, ho mất tiếng
- Sản phẩm có hiệu quả trong điều trị trị các bệnh lý về đường hô hấp phổ biến như sổ mũi, viêm họng,…
- Phòng ngừa triệu chứng ho do thay đổi thời tiết
- Các thành phần có trong Siro Paburon S giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, bảo vệ trẻ tránh khỏi các tác nhân gây bệnh
- Làm giảm các biểu hiện nhức mỏi do cảm cúm, đau nhức đầu, cảm lạnh.
Hướng dẫn liều dùng tham khảo:
- Liều dùng cho trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi – 6 tháng tuổi: Mỗi lần uống 5ml, mỗi ngày dùng 3 lần
- Liều dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi – 1 tuổi: Mỗi lần uống 6ml, mỗi ngày uống 3 lần
- Liều dùng cho trẻ từ 1 – 2 tuổi: Mỗi lần dùng 7.5ml, mỗi ngày uống 3 lần
- Liều dùng cho trẻ từ 3 – 6 tuổi: Mỗi lần dùng 10ml, mỗi ngày uống 3 lần
- Liều dùng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Mỗi lần uống 5ml, sử dụng 3 lần/ ngày
Lưu ý: Mỗi lần sử dụng Siro Paburon S cho bé, ba mẹ cần đảm bảo cách khoảng 6 tiếng. Nên cho trẻ uống siro trước bữa ăn ít nhất 30 phút để sản phẩm phát huy hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nên dùng công cụ đo lường có trong sản phẩm hoặc sử dụng thìa nhằm tránh trường hợp cho trẻ uống quá liều.
Khi nào đưa trẻ đi khám
Hầu hết bệnh nhân bị cảm lạnh không cần tới khám bác sĩ. Nhưng bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu:
- Sốt trên 38 độ C kèm với ớn lạnh, chán ăn hoặc khó thở.
- Sốt và có kèm bệnh phổi như bệnh suyễn hay khí phế thũng.
- Ho trên 10 ngày.
- Đau ngực khi ho, khó thở hoặc ho ra máu.
- Nếu bạn trên 75 tuổi bạn cũng nên gọi bác sĩ hay điều dưỡng bất kỳ lúc nào bạn bị ho kéo dài.
Hãy đưa con bạn tới khoa cấp cứu nếu trẻ
- Trở nên lẫn lộn hoặc không đáp ứng (tương tác) với bạn.
- Có các rối loạn về thở hay gắng sức để thở.
- Trẻ lừ đừ, li bì khó đánh thức.
- Co giật.
- Không bú được hoặc bỏ bú.
- Nôn tất cả mọi thứ.
Gọi ngay cho bác sĩ nhi nếu
- Trẻ từ chối uống nước trong 1 khoảng thời gian dài.
- Nhỏ hơn 4 tháng tuổi.
- Bị sốt và không hoạt động như mọi ngày.
- Bị ho kéo dài trên 2 tuần và không cải thiện.
- Bị nghẹt mũi hay sổ mũi nặng hơn hay không cải thiện sau 2 tuần.
- Bị đỏ mắt hoặc đổ mủ vàng ra mắt.
- Bị đau tai, đập tay vào tai hoặc thấy bất kì dấu hiệu nào của nhiễm trùng tai.
Tôi phải làm gì để cảm thấy tốt hơn?
Nếu bạn là thiếu niên hay người lớn, bạn có thể thử dùng thuốc ho và trị cảm lạnh là loại thuốc không cần kê toa. Những thứ này sẽ giúp bạn cải thiện triệu chứng. Nhưng chúng không chữa khỏi cảm lạnh hay giúp bạn chóng khỏi bệnh hơn.
Nếu bạn quyết định thử các thuốc cảm lạnh không kê toa, bạn nên chắc chắn rằng sẽ tuân thủ theo hướng dẫn trên tờ phơi thuốc. Đừng kết hợp 2 hay hơn 2 loại thuốc mà đều có chứa Acetaminophen trong chúng.
Nếu bạn dùng quá nhiều Acetaminophen thì gan của bạn có thể bị tổn thương. Thêm vào đó, nếu bạn có bệnh tim hoặc bạn đang uống các thuốc kê toa hãy hỏi ý kiến dược sĩ.
>> Xem thêm: Nên Dùng Vitamin Tổng Hợp Nào Cho Trẻ Biếng Ăn, Suy Dinh Dưỡng
Các bạn nên lưu ý gì nếu con mình bị cảm lạnh?
Ở trẻ em, cảm lạnh thông thường thì thường nặng hơn là người lớn, và cũng kéo dài hơn. Thêm vào đó trẻ con thường sốt trong 3 ngày đầu tiên của cảm lạnh.
Trẻ sẽ bị cảm lạnh trong bao lâu?
Cảm lạnh thông thường thì thường kéo dài từ 3 – 7 ngày với người lớn và 10 ngày với trẻ em. Nhưng 1 số người có triệu chứng cho tới 2 tuần.
Cảm lạnh thông thường có thể dẫn tới những vấn đề nặng hơn không?
Đa số bệnh tự khỏi mà không gây biến chứng gì , tuy nhiên 1 số trẻ có thể bị:
- Viêm tai giữa cấp
- Viêm phổi, viêm phế quản
- Viêm xoang
- Bội nhiễm vi khuẩn.
- Viêm tiểu phế quản cấp.
- Khởi phát cơn hen với trẻ bị hen
- Các nhiễm trùng khác.
Hãy tới khám bác sĩ chủ yếu là để bác sĩ xác định xem bé có bị những chứng bệnh trên hay không, nếu không thì yên tâm về theo dõi tiếp.
>> Xem thêm: Cách xử lý viêm nhiễm da, hăm tã, da nhiễm khuẩn ở trẻ
Khi nào cần đưa trẻ đi tái khám
Bạ cần đưa trẻ đi tái khám nếu trẻ:
- Bé đau tai: trẻ lớn la đau, sờ tai, trẻ nhỏ quấy khóc, đập tay vào tai, dụi tai vào gối, vai người lớn, nếu chạm vào vành tai trẻ hay kéo lên trẻ la khóc dữ dội, chảy mủ tai.
- Bé sốt quá 3 ngày.
- Bé hết sốt 1 vài ngày nhưng bị sốt lại.
- Bé khò khè , thở có vẻ mệt.
- Sổ mũi quá 10 ngày mà KHÔNG THUYÊN GIẢM.
- Ho quá 2 tuần mà KHÔNG THUYÊN GIẢM.
Làm thế nào để phòng tránh cảm lạnh ở trẻ?
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm là rửa tay thường xuyên với xà bông và nước. Cồn sát trùng tay cũng tốt. Các tác nhân có thể gây cảm lạnh có thể sống trên bề mặt bàn, tay nắm cửa hoặc các mặt phẳng khác trên 2 giờ đồng hồ.
Bạn không thể nào biết được khi nào bạn chạm vào nó. Điều đó giải thích vì sao việc rửa tay là rất quan trọng.
|
from WordPress https://ift.tt/3n3lr28
0 coment rios:
Đăng nhận xét