Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

4 sai lầm bạn thường mắt phải khi chọn giày tập gym

Có thể bạn quan tâm
Nike giới thiệu giày Airmax plus 2019 có thể thay đổi màu logo
Nike Airmax 1 thiết kế phá cách với lưỡi gà lật ngược
15 đôi giày chạy bộ tốt nhất dành cho nữ
Ngày nay các bạn trẻ đi tập gym ngày càng nhiều. Nhưng có nhiều bạn cho rằng không cần thiết phải có giày khi đi tập hoặc giày nào cũng có thể dùng được khi tập. Do đó rất nhiều bạn chọn sai giày khi đi tập. Điều này có tác hại gì với người tập và làm sao khắc phục chúng? Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 4 sai lầm bạn thường mắc phải khi chọn giày tập gym.

1. Chọn không đúng giày tập gym

a. Tác hại

Đa số các bạn khi đi tập gym thường có suy nghĩ rằng đôi giày nào cũng có thể mang đi tập. Nhưng bạn có biết mỗi loại giày khi được sản xuất có một chức năng khác nhau. Vì mỗi bộ môn đòi hỏi chúng ta di chuyển khác nhau nên thiết kế giày cũng rất khác.
Việc bạn chọn giày sai mục đích sẽ dẫn đến nhiều chấn thương có thể rất nghiêm trọng. Vì vậy bạn nên chú ý chọn giày đúng với mục đích của mình.
  • Chọn giày chạy bộ cho hoạt động ngang: Những đôi giày này có thiết kế độ lệch giữa gót chân và các ngón chân thường lớn để hỗ trợ lực đẩy khi dậm chân. Khi dùng chúng để tập gym thường có các hoạt động ngang sẽ làm cho chân dễ bị bong gân, trật mắt cá chân. Chúng cũng dễ dẫn đến các chấn thương nơi đầu gối hay mắt cá chân.
  • Chọn giày chạy bộ cho các bài tập nhảy: Việc các đôi giày chạy bộ có lớp đệm ở gót chân dày dẫn đến khi bạn tiếp đất trong các bài tập nhảy sẽ khó khăn. Khả năng dẫn bạn đến chấn thương đầu gối hay mắt cá chân là rất cao.

b. Làm sao để khắc phục?

Để tránh mang nhầm lẫn những đôi giày chạy bộ hay giày thời trang khi đi tập chúng ta cần lưu ý cách phân biệt các loại giày này như sau:

 Giày thời trang

Đây là những mẫu giày chuyên cho thời trang bạn không thể dùng chúng cho chạy bộ hay đi tập gym. Thiết kế của chúng thường chú ý về hình dáng bên ngoài, không có các hỗ trợ về hoạt động. Nếu bạn mang giày này đi tập gym hay chạy bộ rất dễ gặp các chấn thương nhất là chấn thương đầu gối.

 Giày chạy bộ

Bạn có thể nhận biết đôi giày này khi trong tên của các đôi giày chạy bộ thường có chữ RN( running-chạy bộ). Nhưng cũng có nhiều đôi giày không có chữ RN lúc đi mua bạn cần tư vấn của người bán. Những đôi giày này thì chi tiết không quan trọng sẽ được giản lượt nhằm giảm trọng lượng của giày. Điều này sẽ giúp các vận động viên đạt được tốc độ cao.

 Giày tập gym

Trong phần lớn các đôi giày tập gym thường có chữ trainer hay Tr hay training trong tên giày. Điểm khác biệt thường thấy nhất giữa giày tập gym và giày chạy bộ là phần đế của giày tập gym thường có miếng cao su hai bên. Ngoài ra phần đế cao su bên ngoài giày tập gym được gia cố tốt hơn. Chúng thường có những vật liêu cứng chắc giúp bảo vệ chân tốt hơn. Vì vậy các giày tập gym thường nặng hơn giày chạy bộ.

2. Chọn giày sai kích cỡ

a. Tác hại

Nếu bạn chọn giày quá nhỏ bạn không thể mang vừa chân. Nếu giày bạn mua hơi chật khi mang sẽ gây phồng rộp chân, đau gót chân, các ngón chân hay vòm châm. Một đôi giày tập gym vừa vặn khi mang sẽ giúp chân bạn thoải mái, tập luyện sẽ tốt và hiệu quả hơn.

b. Cách khắc phục

Trước khi đi mua giày bạn nên tìm hiểu kỹ về kích thước chân của mình. Nếu bạn đi mua trực tiếp các shop bán giày bạn nên thử và vận động xem đôi giày có vừa chân không, có thoải mái không. Thời gian đi mua nên là buổi chiều tối hay sau khi bạn vận động nhiều. Lúc này bàn chân của bạn sẽ giãn nở ra giống như khi bạn tập luyện. Nếu bạn muốn mua giày qua mạng bạn nên đo chân của mình sau đó chọn giày rộng hơn 0.5 đến 1 size. Một đôi giày rộng hơn một chút sẽ dễ điều chỉnh hơn giày chật.

3. Chọn giày sai so với dáng chân

a. Tác hại

Nếu chân bạn lệch ngoài giày cần nhiều hỗ trợ đệm, trong khi chân lệch trong sẽ cần đôi giày với cấu trúc vững chắc.
Khi bạn tập gym mà mang giày sai dáng khiến bạn không đạt hiệu suất tốt khi tập luyện. Nếu cố tập sẽ kiềm hãm hiệu quả mang lại khi tập luyện. Nó làm cho bạn thao tác chậm đáng kể. Bạn sẽ không có độ bám, lực kéo và tính linh hoạt của một đôi giày mang lại.
Nếu bạn mang giày sai dáng lâu ngày chân bạn có thể gặp lệch cổ chân hay viêm gân.

b. Cách khắc phục

Để xác định dáng bàn chân bạn thuộc loại nào bạn có thể kiểm tra bằng cách dậm chân trên cát hay nhúng chân ướt rồi đặt trên tờ giấy. Hình dạng bàn chân thường có ba loại: bình thường, bàn chân phằng và bàn chân lõm nhiều.
  • Bàn chân thường: đây là bàn chân rất dễ lựa chọn giày dép. Khi đó bạn chọn cho mình một đôi giày vừa vặn. Chúng sẽ giúp bạn luyện tập thoải mái ít bị các chấn thương khi tập.
  • Bàn chân phẳng: khi hầu hết bàn chân đều chạm đất, khi đi đứng hay tập luyện bàn chân bạn sẽ úp vào trong quá nhiều. Vì vậy nó còn có tên gọi là bàn chân lệch trong. Do đó khi chọn giày nên chú ý các đôi giày giúp cho mình cân bằng thật tốt.
  • Bàn chân lõm: khi bạn dậm chân trên cát hay hay nhúng chân vào nước và dậm trên tờ giấy thì phần chân nối giữa gót chân và các ngón chân rất hẹp. Khi mua giày bạn nên chọn một đôi rộng rãi cho bạn dễ chịu khi hoạt động mạnh.

4. Mua giày nhái, giày giả

a. Tác hại

Giày kém chất lượng sẽ không hỗ trợ bạn nhiều trong quá trình tập luyện. Không những vậy nó còn làm cho bạn dễ mắc chấn thương khi tập như rạn xương, chấn thương đầu gối, chân phồng rộp… Một điều bạn không hề chú ý nhưng rất quan trọng khi mua giày chính hãng tuổi thọ cao, bảo hành tốt hơn, tiết kiệm hơn so với mua giày dỏm.

b. Cách khắc phục

Chọn mua giày tập gym những nơi uy tín như các shop chính hãng, các cửa hàng đại diện, các trung tâm thương mại lớn. Khi mua online bạn nên chọn các shop tốt có chính sách đổi trả, bảo hành rõ ràng. Tránh mua những của hàng những nơi bán hàng giả, không nên tham mua giày giá rẻ khi đó tiền mất tật mang.
Trên đây là những sai lầm thường gặp khi bạn chọn giày tập gym và cách khắc phục chúng. Chúc các bạn sẽ lựa chọn cho mình những đôi giày tập gym tốt, thoải mái hỗ trợ bạn thật nhiều trong quá trình tập.
Nếu có đóng góp ý kiến gì hãy commen bên dưới nhé.

5. Các loại giày tập gym phổ biến

a. Adidas performance powerlift (mua trên Fado tại đây)


Một đôi giày thiết kế vừa vặn với bàn chân, xử lý được mọi mức tạ, đế giày cứng cáp. Giày sử dụng da tổng hợp tăng sự bền bỉ, khả năng thoáng khí tốt. Nhưng giày cũng có nhược điểm không phù hợp cho người có bàn chân rộng hơn. Ngoài ra giày cũng có thể giới hạn phạm vi chuyển động của bàn chân.

b. Adidas performance adipower (mua trên Fado tại đây)


Với gót chân cao, đôi giày rất thích hợp cho các bài tập squat, chất liệu giày cao cấp bền bỉ. Đôi giày tuyệt vời cho những người tập gym nâng tạ, giày có độ thoáng khí tốt, kiểu dáng bắt mắt. Nhưng giày có mũi chân hơi chật cho người có bàn chân to, dây buộc giày hơi khó siết chặt.

c. Reebok crossfit nano (mua trên Fado tại đây)


Giày được thiết kế ôm khít bàn chân bạn, hoàn hảo khi tập squat. Mũi chân giày khá thoải mái, không lo mòn phần chân của phần trên của giày. Giày có nhược điểm có thể không vừa với người có bàn chân hẹp và những người có vòm chân cao không thích hợp với giày.

d. Nike metcon (mua trên Fado tại đây)


Một đôi giày đa chức năng, giá rẻ, màu sắc phong phú. Giày làm từ chất liệu thoáng khí tốt, khá thoải mái khi mang. Độ bền có thể không bằng các loại giày khác, mũi giày hơi chật nên khi mang chân sẽ đau, do đó bạn nên chọn rộng một chút.

e. Inov 8 fastlift 370 BOA (mua trên Fado tại đây)


Giày có hệ thông Boa Closure cực hay giúp điều chỉnh vừa bàn chân. Phần mũi bàn chân rộng rãi thoải mái, có thể tháo rời 3mm đệm chân. Giày có giá thành hơi cao so với các giày cùng loại. Giày không phù hợp với người có bàn chân hẹp.

f. Reebok lifter PR (mua trên Fado tại đây)


Giày có hệ thống khóa dây giày hook and loop tiện dụng, công nghệ kích hoạt nhiệt chữ U. Đế giày chống trượt, chống ma sát tốt, giày có nhiều màu sắc. Nhược điểm của giày là được thiết kế chủ yếu cho squat và deadlift.

g. Otomix stingray escape (mua trên Fado tại đây)


Giày có gót chân thấp, khá nhẹ, linh hoạt, giá cả hợp lý. Giày hỗ trợ mắt cá chân khá tốt, chất lượng đế giày khá bền. Giày có nhược điểm không phù hợp với các mức tạ nặng, màu sắc không đa dạng.

h. Reebok R crossfit lifter (mua trên Fado tại đây)


Đế giữa được trang bị powerbax cân bằng giữa nhanh nhẹn và sức mạnh. Đế ngoài là lớp cao su chống trượt, khóa dây giày hiện đại, linh hoạt. Giày không đủ cứng cho một số bài trong powerlifting.

i. Adidas HVC (mua trên Fado tại đây)


Đế ngoài bằng cao su bao phủ toàn bộ đế giày, dây đai dàn hồi. Thân giày được làm từ vật liệu thoáng khí. Giày có nhược điểm ít màu sắc, không chắc chắn bằng các đôi giày tập gym khác.

k. Asics gel- fortius TR (mua trên Fado tại đây)


Đây là một đôi giày mỏng nhẹ tương tác với bàn chân tốt, thoải mái khi nâng tạ. Tiết kiệm chi phí vì vừa dùng tập Crossfit lẫn Weightlifting đều được. Bám sàn chống trượt hoàn hảo. Nhưng giày có nhược điểm không phù hợp cho việc đi bộ đường dài. Đây không phải là một đôi giày chân trần hoàn toàn.

l. Nordic powerlifting megin (mua trên Fado tại đây)


Một đôi giày giúp cải thiện tư thế nâng tạ, chống trược hiệu quả. Nhược điểm của giày là tối ưu squat hơn là deadlift, có ít màu lựa chọn.
Bài viết 4 sai lầm bạn thường mắt phải khi chọn giày tập gym đã xuất hiện đầu tiên vào ngày ANHVIENSHOP.


from WordPress https://ift.tt/30OiBmu

0 coment rios:

Đăng nhận xét